Thứ Tư, 24 tháng 6, 2015

PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRỊ VIÊM DA TIẾT BÃ ( VIÊM DA DẦU) NĂM 2015


Em bị Viêm da tiết bã đã lâu rồi, Dùng thuốc bôi và uống thì hết, nhưng ko dùng thì 1 thời gian sao lại tiếp tục bị lại. Xin cho em hỏi là bệnh này có khỏi hoàn toàn được ko ạ? Xin giúp em với.

HỎI VỀ CHỮA VIÊM DA TIẾT BÃ BẰNG EUCERIN

Chào anh chị em
Tôi bị viêm da tiết bã đã gần 4 năm nay. Quá trình chạy chữa qua rất nhiều nơi từ Bệnh viện da liễu trung ương đến các phòng khám da liễu nhưng bệnh không khỏi. Vừa rồi xem trên mạng thấy có quảng cáo về thuốc Eucerin chữa được bệnh này. Tôi hơi thấy lăn tăn trước khi sử dụng nên hỏi ý kiến mọi người, mọi người có ai từng dùng thuốc và kết quả thế nào xin cho tôi được biết với nhé. Trân trọng cảm ơn anh chị em đã giúp đỡ.

Thứ Tư, 8 tháng 4, 2015

ĐỊA CHỈ TIN CẬY CHỮA VIÊM DA TIẾT BÃ



Gửi những người bị viêm da dầu
Lời đầu tiên tôi xin gửi tới quý vị lời chúc sức khỏe và lời chào trân trọng
Tôi sinh ra và lớn lên trên mảnh đất Hà Giang địa đầu tổ quốc với những dãy núi đá tai mèo trùng điệp.Khi tôi ngồi viết

Thứ Sáu, 15 tháng 8, 2014

BÀI THUỐC QUÝ CHỮA KHỎI BỆNH VIÊM DA TIẾT BÃ



Bài thuốc chữa bệnh viêm da dầu(viêm da tiết bã) dựa trên biện chứng luận trị của đông y.

Trong những năm qua tỉ lệ mắc các bệnh về da nói chung,viêm da tiết bã nói riêng có xu hướng ngày càng tăng cao.Cho đến nay y học hiện đại vẫn chưa thống nhất được nguyên nhân gây ra căn bệnh gây nhiều khó chịu cho người mắc này.Những nghiên cứu hiện nay mới chủ yếu tác động trực tiếp vào vùng bệnh làm giảm triệu chứng khó chịu tạm thời mà chưa thể chữa trị triệt để bệnh.Sau nhiều năm nghiên cứu sưu tầm các bài thuốc cổ phương trong điều trị các bệnh về da Lương y Trần Thị Huyền Trang và nhóm nghiên cứu thuộc Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng thuốc Dân tộc đã tìm ra bài thuốc chữa bệnh viêm da dầu đem lại hiệu quả cao dựa trên biện chứng luận trị của đông y.Nhằm giúp cho quý vị có thêm thông tin về bài thuốc đã giúp cho rất nhiều người chữa khỏi căn bệnh viêm da dầu Ban biên tập bacsiviemdadau.com đã thực hiện cuộc trao đổi với Lương y các vấn đề xung quanh bài thuốc này.


Ban biên tập: Xin chào chị,là người nghiên cứu chuyên sâu các bệnh về da trong đông y chị giải thích tại sao bệnh viêm da dầu khó chữa trị dứt điểm,bị tái đi tái lại nhiều lần ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống và công việc của người mắc?

Lương y Trần Thị Huyền Trang : Theo y học cổ truyền viêm da dầu( có nơi gọi là viêm da tiết bã nhờn) chủ yếu xuất phát từ nguyên nhân huyết bị phong táo và nhiệt.Những người bị mắc bệnh chủ yếu do công năng khử độc của gan thải độc của thận kém dẫn đến ứ trệ cộng với cơ địa da dầu dẫn đến sinh bệnh.

Sở dĩ việc điều trị bằng các phương pháp tây y hiện tại mới chủ yếu tập trung vào việc điều trị triệu chứng bên ngoài mà ít quan tái đi tái lại nhiều lần lại càng làm cho tình trạng bệnh phức tạp.
Ban biên tập:Xin lương y cho biết rõ hơn về phương pháp điều trị của y học hiện đại hiện nay với căn bệnh này.

Lương y Trần Thị Huyền Trang :Việc điều trị hiện nay tập trung chủ yếu vào việc giảm triệu chứng khó chịu của bệnh.Các nhóm thuốc chủ yếu tập trung vào kháng viêm chống ngứa,thành phần chủ yếu là corticoid.Việc lạm dụng corticoid trong điều trị kéo dài sẽ kéo theo nhiều tác dụng phụ.Chính vì vậy các bác sĩ thường khuyên bệnh nhân bôi thuốc với cường độ nhẹ và mức độ thưa.Khi ngừng bôi thì các triệu chứng bong vẩy và đỏ lại xuất hiện khiến người bệnh cứ ở trong vòng luẩn quẩn là bôi nhiều sẽ khiến bệnh nặng hơn mà không bôi thì những triệu chứng bệnh lại xuất hiện.

Ban biên tập:Những biểu hiện của viêm da dầu rất đa dạng xin Lương y cho biết những dấu hiệu nhận biết cơ bản bệnh viêm da dầu.

Lương yTrần Thị Huyền Trang :Những biểu hiện của bệnh với mỗi người là khác nhau nhưng tựu chung lại có một số điểm tương đồng là hai bên cánh mũi,vùng mặt,vùng da dầu xuất hiện những mẩn đỏ chìm dưới da.Những mẩn đỏ này ngày càng rõ rệt hơn kèm theo đó là hiện tượng tiết bã(vẩy màu trắng).Những vẩy này càng tiết ra mạnh hơn vào mùa hanh khô ở miền bắc và mùa khô ở miền nam.Lâu dần triệu chứng sẽ lan đến lông mày và chân tóc.Khiến cho tóc dụng nhiều hơn và chân lông mày thưa hơn.Việc sử dụng các thuốc có thành phần corticoid càng làm cho mức độ bệnh nặng thêm nên phương pháp sử dụng các bài thuốc đông y thay thế thành phần này được xem là tối ưu nhất trong điều trị và ngăn ngừa căn bệnh này.

Ban biên tập:Xin Lương y nói rõ hơn về bài thuốc nghiên cứu để điều trị bệnh này.

Lương yTrần Thị Huyền Trang :Dựa trên nguyên nhân gây bệnh mà bài thuốc đi sâu vào căn nguyên để chữa trị.Bài thuốc gồm hai dạng bôi ngoài và uống trong:

Thuốc bôi ngoài: Chiết xuất từ cây sơn,nghệ và tinh chất ô liên rô,trầu không.Có tác dụng tiêu viêm,tiêu sừng,liền sẹo,giảm lượng tiết dầu,thông thoáng lỗ chân lông.Giúp da mặt và da đầu trở nên thông thoáng nhuận sắc khí.Làm biến mất hoàn toàn các triệu chứng của bệnh.

Thuốc uống trong(dạng cao viên):Việc điều trị bên trong quyết định nhiều đến hiệu quả điều trị,thành phần gồm:tang bạch bì,kim ngân hoa…Giúp giải độc tiêu viêm,tăng cường công năng khử độc của gan và thải độc của thận.Cơ thể thải loại hoàn toàn các loại độc tố sẽ giúp cho bệnh khỏi được trong thời gian dài.

Ban biên tập: Câu hỏi được rất nhiều độc giả quan tâm đó là kết quả điều trị thực tế và tỉ lệ tái phát khi sử dụng bài thuốc.

Lương y Trần Thị Huyền Trang:Đó là câu hỏi mà rất nhiều bệnh nhân và đồng nghiệp đặt ra đối với tôi và nhóm nghiên cứu.Việc áp dụng điều trị bằng bài thuốc từ năm 2008 đến nay đã cho kết quả rất tốt.Theo thống kê chưa đầy đủ có trên 80% bệnh nhân khỏi bệnh với thời gian điều trị từ 2 đến 4 tháng.Trong số này số bệnh nhân tái phát chiếm 34%.Việc tái phát từ 1 đến 4 năm sau khi chữa khỏi được cho là một kết quả khả quan mà các phương pháp tây y hiện nay chưa làm được.Đặc biệt bài thuốc được giới nghiên cứu đông y đánh giá cao bởi tính hiệu quả và an toàn cho da.Tránh được những tác dụng phụ của các loại kem có chứa thành phần corticoid gây nên.

Ban biên tập: Với những kết quả khả quan như vậy nhưng chúng tôi thấy mức độ phổ biến của bài thuốc hiện nay vẫn chưa tương xứng với giá trị của nó?

Lương yTrần Thị Huyền Trang :Tâm lí người bị bệnh nói chung thường nóng vội muốn cho bệnh khỏi ngay mà thường không quan tâm đến hậu quả do việc điều trị cấp tốc gây ra.Trong khi đó việc sử dụng thuốc đông y đòi hỏi sự kiên trì trong thời gian dài và sự kiêng khem hợp lí khiến cho người bệnh thường có tâm lí e ngại và không kiên nhẫn.Chỉ khi sử dụng các phương pháp tây y không khỏi người bệnh mới tìm đến thuốc đông y.Đến lúc này tình trạng bệnh đã tương đối phức tạp nên việc điều trị càng đòi hỏi thời gian dài hơn.Tuy nhiên trong những năm qua nhận thức của bệnh nhân cũng đang dần được thay đổi họ cũng tìm hiểu và thấy được tác hại của các thuốc có chữa thành phần corticoid nên tìm đến chữa đông y nhiều hơn,

Ban biên tập: Xin lương y cho biết về chế độ ăn uống sinh hoạt trong thời gian sử dụng bài thuốc.

Lương y Trần Thị Huyền Trang: Những người mắc bệnh viêm da dầu có hoặc không sử dụng bài thuốc cũng nên tuân thủ chế độ ăn uống sinh hoạt dưới đây:

Chế độ ăn uống

Khuyến khích: Ăn nhiều thực phẩm mát,uống từ 2 đến 3 lít nước một ngày.

Hạn chế: Đồ ăn cay nóng,đồ ăn có nhiều dầu mỡ,các hạt có dầu(vừng,lạc) đồ ăn chế biến sẵn(xúc xích patê..)

Kiêng tuyệt đối: Bia rượu,cà fê ,thuốc lá và các chất kích thích.

Chế độ sinh hoạt: Vận động thể lực đều đặn nhẹ nhàng,tránh bụi bẩn và gió thổi trực tiếp vào vùng bị bệnh.Không lạm dụng môi trường điều hòa.Tránh street,thức khuya và làm việc quá sức.

Ban biên tập: Xin cảm ơn Lương y 


Sau khi Ban biên tập đăng thông tin cuộc trao đổi có rất nhiều bạn liên lạc và đề nghị Ban biên tập cung cấp địa chỉ chữa trị bằng bài thuốc này.Bạn nào quan tâm có thể liên hệ với Trung tâm nghiên cứu Ứng dụng thuốc Dân tộc.
Địa chỉ : Tầng 5 số 91 Nguyễn Xiển - Thanh Xuân - Hà Nội
Điện thoại: 04 668 11429  0936 239 885  Bs  PhươngThảo


Thứ Ba, 12 tháng 8, 2014

THẢO MỘC ĐẶC TRỊ MỤN CÓ TỐT KHÔNG?

Mình bị mụn đã 4 năm nay, bốn năm là khoảng thời gian dài đằng đẵng với mình. Chữa ở bệnh viện, mua thuốc về nhà uống, mua kem về nhà bôi...ai mách gì mình đều làm theo nhưng những nốt mụn đáng ghét trên mặt vẫn không biến mất. Hoang mang lo lắng giữa một rừng thông tin, chẳng biết nghe theo ai làm như thế nào nên mình đành buông xuôi. Vừa rồi có cô bạn cùng lớp đặt mua bộ sản phẩm Thảo mộc đặc trị mụn ở Hà Nội về dùng. Mặt cô bạn còn nặng hơn mình mà sau hơn hai tháng sử dụng đã sạch bóng mụn. Mình rất tò mò về sản phẩm này. Lên mạng tìm hiểu thì đây là thuốc đông y từ thiên nhiên nên không có tác dụng phụ, hiệu quả điều trị là tuyệt đối vì Trung tâm còn cam kết bảo hành vĩnh viễn mà. Dù đã tin tưởng và có ý định đặt mua nhưng mình cũng muốn hỏi thêm kinh nghiệm của những người từng sử dụng, bạn nào có thông tin gì thì chia sẻ giúp mình với nhé. Cảm ơn các bạn nhiều.

                                                     Lê Ngọc Linh
                                           Đức Trọng - Lâm Đồng

Thứ Hai, 31 tháng 3, 2014

LÀM SAO ĐỂ VIÊM DA TIẾT BÃ KHÔNG TÁI PHÁT


Xin chào bác sĩ!

Em đã đi khám ở BV Da liễu TPHCM và được bác sĩ chuẩn đoán là viêm da tiết bã. Biểu hiện bệnh là da đỏ ở 2 cánh mũi, rồi lan rộng ra hai má, trán và giữa 2 lông mày. Em bôi thuốc Pesancidin theo toa của bác sĩ khoảng 5 ngày thì bớt, sau đó lại tái phát. 
LÀM SAO ĐỂ VIÊM DA TIẾT BÃ KHÔNG TÁI PHÁT
Chế độ ăn giàu vitamin

Tình cờ em bị nổi đẹn miệng và được bác sĩ ở BV Ung bứu Cần Thơ cho toa thuốc: Helizon, Medrol 16mmg, magie-B6. Em uống thấy hiệu quả lắm, bệnh tái phát lại rất lâu. Cứ thế em thường dùng toa này khi tái phát bệnh, nhưng theo em tìm hiểu thì thuốc này uống nhiều không tốt và bị tích nước nữa.

Em được tư vấn thêm là uống bổ sung thực phẩm, dầu cá. BS ơi, em nên dùng thuốc gì để khỏi bệnh hoàn toàn?

Hiện em đang mắc viêm gan B. Thuốc đang dùng: lamivudin + ternofovir + bavegan. Các chỉ số xét nghiệm: SGOT: 19 (6-40 U/l) SGPT: 23 (6-40 U/L); Số copies/ml huyết tương <2000 (chỉ số DNA).

Chân thành cảm ơn BS. (Xuân Tú - Long Xuyên, An Giang)

BS-CK1 Võ Thị Tú Hạnh:


Chào em Xuân Tú,

Những biểu hiện ở da như em mô tả là phù hợp với chẩn đoán viêm da tiết bã. Đây là bệnh da mạn tính, hay tái phát. Nguyên nhân gây bệnh chưa rõ nhưng có vai trò của vi nấm Pityrosporum ovale, thường gây bệnh trong những điều kiện đặc biệt nhất là da nhờn.

Việc điều trị cần kiên trì, tái khám để BS theo dõi và dùng thuốc theo đơn, tránh việc sử dụng lại toa thuốc cũ kéo dài do thuốc có nhiều tác dụng phụ không mong muốn. Medrol thuộc nhóm Corticoid có thể gây viêm loét dạ dày, loãng xương, ứ muối nước, suy tuyến thượng thận,...Việc bổ sung các vitamine hay dầu cá cũng nên theo hướng dẫn của BS.

Để hạn chế tái phát, ngoài việc dùng thuốc, em cần chú ý tránh làm việc quá sức, tránh thức khuya, hạn chế bia rượu, cà phê, thuốc lá, giảm stress. Tránh ăn dầu mỡ, các thức ăn gây ngứa như cá biển, thịt bò, cua, ghẹ, các thức ăn lên men... Nên ăn nhiều rau quả, tránh táo bón. Hạn chế tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Tạo thói quen vận động, tập thể dục đều đặn giúp điều hòa thần kinh, nội tiết, tiêu hóa.... sẽ hạn chế sự tăng tiết bã nhờn ở da.

Về bệnh viêm gan B, em nên tiếp tục uống thuốc theo toa và theo dõi tái khám theo hướng dẫn của BS điều trị nhé.
Chúc em vui, khỏe và điều trị đạt kết quả tốt!

VIÊM DA TIẾT BÃ Ở TRẺ NHỎ


Bệnh viêm da tiết bã ở trẻ em
Da đầu bé xuất hiện những vảy nhờn hay gọi là "cứt trâu" hoặc quá nhiều gàu khiến trẻ khó chịu. Theo y học, tình trạng trên là dấu hiệu của bệnh viêm dã tiết bã


VIÊM DA TIẾT BÃ Ở TRẺ NHỎ
Dấu hiệu viêm da tiết bã ở trẻ nhỏ

Những chia sẻ của Ths.BS Nguyễn Đình Huấn, bệnh viện Nhi Đồng 1 dưới đây sẽ giúp các mẹ hiểu rõ hơn về bệnh viêm da tiết bã ở trẻ em cũng như cách phòng tránh, điều trị.


- Thưa bác sĩ, viêm da tiết bã là bệnh gì và nguyên nhân do đâu?


- Viêm da tiết bã là viêm da mãn tính thường gặp, đặc trưng có hồng ban tróc vảy nhờn, giới hạn tương đối rõ, tập trung chủ yếu vùng da nhiều tuyến bã như da đầu, mặt và vùng thân trên cơ thể, nên được gọi là bệnh viêm da tiết bã . Nguyên nhân có thể do tăng đáp ứng viêm với vi nấm Malasssezi furfur ( Pityrosporum ovale ). Đây là vi nấm ái mỡ thường sống ở các tuyến bã nhờn. Ngoài ra, yếu tố gen và môi trường cũng có thể tác động đến nguyên nhân khởi phát và diễn tiến của bệnh.


- Bệnh viêm da tiết bã biểu hiện ở trẻ em như thế nào, để chẩn đoán bệnh cần làm gì thưa bác sĩ?


- Chẩn đoán bệnh chủ yếu dựa trên kết quả lâm sàng, xét nghiệm hiếm khi cần thiết. Tùy nhóm tuổi mà biểu hiện lâm sàng khác nhau, thường chia 2 nhóm tuổi :


Trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ: thường khởi phát sớm lúc 2 đến 10 tuần tuổi và thường sẽ hết lúc 8 đến 12 tháng tuổi trước khi có thể xuất hiện lại ở tuổi dậy thì. Biểu hiện thường thấy nhất là nhiều vẩy nhờn, dính, tập trung đỉnh đầu, có thể tạo thành lớp dày, lan tỏa khắp da đầu giống như chiếc mũ (dân gian gọi là "cứt trâu").





Vị trí thường gặp thứ hai là viêm da vùng tả lót, thường biểu hiện đỏ da nhiều hơn là có vảy.Ngoài ra, tình trạng đó có thể gặp ở mặt, vùng nếp gấp (vùng sau tai, vùng nách, vùng bẹn). Một số ít trường hợp bội nhiễm thêm vi trùng hay nấm candida.




Trẻ lớn vị thành niên và người lớn: Hầu hết biểu hiện dưới dạng vảy da đầu, dân gian gọi là "gàu", có thể dưới dạng mảng vảy kèm ít hồng ban ở các vị trí nhiều tuyến bã nhờn như giữa lông mày, giữa trán giữa 2 lông mày, nếp gấp mũi má, quanh mí mắt, sau tai, trước xương ức, giữa xương bả vai, dưới nếp gấp vú, rãnh sau tai, ống tai ngoài...




- Bệnh viêm da tiết bã nguy hiểm như thế nào và thường kéo dài bao lâu?


- Viêm da tiết bã là bệnh không nguy hiểm, chỉ ít nhiều khó chịu và ảnh hưởng thẩm mỹ. Trẻ nhũ nhi có tiên lượng tốt, tự giới hạn và hầu hết đáp ứng tốt với điều trị tại chỗ, với trẻ lớn vị thành niên và người lớn thì thường cần phải điều trị kéo dài hơn


- Xin bác sĩ cho biết cách điều trị viêm da tiết bả ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ?


- Với trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ bị "cứt trâu" hay vảy da đầu có thể bôi dầu khoáng hay dầu dành riêng cho bé như Baby Oil để làm mềm các vảy bám trên da đầu trước khi gội đầu vài giờ, dùng lược chải đầu có lông chải mềm dành riêng cho bé để chải nhẹ nhàng hằng ngày khi gội đầu giúp loại bỏ bớt các vảy trên da đầu.




Nếu các cách trên không hiệu quả thì các mẹ có thể dùng các loại dầu gội có các chất chống tiết bã như pyrithione zinc hay selenium sulfide .Các dầu gội kháng nấm như ketoconazole cũng có hiệu quả cao. Các chế phẩm có chứa acid salicylic không nên sử dụng vì có thể gây kích ứng và ngộ độc salicylic.





Lưu ý, nếu da đầu viêm nhiều thì mẹ nên thoa corticoid tại chỗ loại nhẹ như hydrocortisone 1% hay nếu có bội nhiễm vi trùng (rỉ dịch, đóng mài vàng..) thì dùng kháng sinh chống tụ cầu trước khi điều trị corticoid bôi tại chỗ.





Còn với sang thương ở da thì có thể dùng corticoid bôi tại chỗ tác dụng nhẹ như hydrocortisone 1% hay 2,5%, desonide 0,05%, bôi da 2 lần mỗi ngày khi có viêm nhiều. Ketoconazole là chọn lựa thay thế cho điều trị viêm da tiết bã ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ để tránh tác dụng phụ khi dùng corticoid tại chỗ trong thời gian dài hay trên vùng da rộng lớn


- Còn cách điều trị ở trẻ lớn vị thành niên và người lớn như thế nào thưa bác sĩ?


- Để kiểm soát vảy da đầu, bạn nên dùng dầu gội chống tiết bã có hoạt chất như pyrithione zinc, selenium sulfide, ketoconazole, tar hay acid salicylic . Và muốn kiểm soát hồng ban trên da đầu, bạn có thể bôi corticoid tác dụng nhẹ như fluocinolone, triamcinolone... lúc đi ngủ tối.





Riêng với sang thương trên da thì dùng Hydrocortisone 1% hay 2,5% hoặc kem ketoconazole bôi da 2 lần mỗi ngày nếu cần thiết. Kem ketoconazole hay ciclopirox olamine bôi từ một đến 2 lần mỗi ngày có hiệu quả điều trị, ngay cả các trường hợp khó và sang thương lan rộng. Itraconazole uống có tác dụng với những ca viêm da tiết bã trung bình đến nặng.





Viêm da tiết bả vùng mặt thường được điều trị với kem hydrocortisone từng đợt với kem ketoconazole. Một số thuốc có thể sử dụng như mỡ pimecrolimus 1%, metronidazole 0,75%... Riêng với viêm quanh bờ mi mắt thì bệnh nhân xoa nhẹ bờ mi và rửa thường xuyên với dầu gội trị gàu có chứa kẽm hay tar. Kem ketoconazole bôi một lần một ngày có giá trị trong những ca kháng trị và hạn chế corticoid thoa tại chỗ kéo dài vì có thể gây cườm nước (glaucome).