Thứ Hai, 17 tháng 9, 2012

NGUYÊN NHÂN VIÊM DA TIẾT BÃ


YẾU TỐ NGUY CƠ TRONG VIÊM DA TIẾT BÃ



NGUYÊN NHÂN VIÊM DA TIẾT BÃ


Tóm tắt
Mục tiêu: Xác định một số yếu tố nguy cơ trong viêm da tiết bã (VDTB) và mối liên quan của các yếu tố này với tình trạng của bệnh
Đối tượng và phương pháp nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang trên 69 bệnh nhân bệnh da đến khám tại phòng khám dịch vụ của BVDL Tp. HCM từ tháng 5/07 đến 8/07.
Số liệu được phân tích bằng phần mềm  SPSS version 11.0, Test λ2  với khoảng tin cậy 95% và tính tỷ suất chênh (OR: Odds ratios).
Kết quả: 66.7% bệnh nhân nam tuổi từ 14 – 78 tuổi, nghề nghiệp phân bố khá đồng đều giữa nhóm lao động chân tay (39.1%) và nhóm lao động trí óc (37.7%) và đa số sống tại thành phố (68.1%). 71% bệnh nhân VDTB tái phát, bệnh nhân bị tái phát nhiều nhất là khi độ ẩm, khí hậu thay đổi (42.9%), thương tổn chủ yếu ở mặt và da đầu và 46.4% bệnh nhân ngứa nhiều. 3.1% bệnh nhân soi tìm nấm có M.furfur tại thương tổn. Có mối liên hệ giữa yếu tố chuyển mùa và số lần tái phát. Những người tái phát trên 5 lần, thì nguy cơ tái phát khi chuyển mùa của những người này cao gấp 6.6 lần so với những người bị tái phát từ 5 lần trở xuống (p<0.05). Những yếu tố khác chưa thấy có ảnh hưởng khác nhau có ý nghĩa giữa hai nhóm bệnh nặng và nhẹ cũng như trong nhóm bị tái phát khác nhau.
Kết luận: Căn nguyên VDTB chưa biết rõ nên việc điều trị còn gặp khó khăn, đặc biệt hay tái phát nên nhiều yếu tố đã được nghiên cứu để tìm những yếu tố nào có thể tăng khả năng tiên đóan tái phát của bệnh. Nghiên cứu này cho thấy yếu tố chuyển mùa làm tăng nguy cơ tái phát VDTB. Chúng tôi hy vọng tương lai sẽ nghiên cứu với cở mẫu lớn hơn và chi tiết hơn để có thể thấy thêm một số mối liên hệ khác trên bệnh nhân VDTB
từ đó có thể giúp đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế tái phát và độ nặng của bệnh.

I GIỚI THIỆU
Viêm da tiết  bã  là bệnh mạn tính và phổ biến, ảnh hưởng từ 2% - 10% ở người lớn, chủ yếu từ 20 – 50 tuổi. Bệnh nhiều hơn ở nam, ở những người có rối loạn hệ thống thần kinh trung ương (như bệnh Parkinson, liệt tòan thân,…) và người suy giảm miễn dịch. Bệnh thường ảnh hưởng nhiều đến da đầu, chân mày, tai, nếp má mũi, nách, bìu và bẹn.
Căn nguyên của viêm da tiết  bã (VDTB) hiện không rõ. Thay đổi chức năng của hệ thống miễn dịch có thể là tác nhân gây bệnh.10 Vùng nhiều bã nhờn của cơ thể thuận lợi cho các nấm men ưa mỡ như Malassezia furfur (trước đây gọi Pityrosporum ovale) phát triển. Vai trò của M furfur trong viêm da tiết bã không được biết rõ, tuy nhiên nó được thừa nhận rộng rãi là yếu tố làm nặng lên và cũng không nhất thiết phải tìm thấy yếu tố này2,7,11. Có giả thuyết là sự bất động của những bệnh nhân có bệnh lý thần kinh có thể có vai trò trong việc làm nặng lên của bệnh do gây tăng tiết bã thuận lợi cho M furfur phát triển dễ dàng8.
Viêm da tiết  bã  là vấn đề xã hội đáng quan tâm, hàng năm trên thế giới người ta đã tiêu tốn nhiều tiền cho dầu gội đầu và những chất khác để lọai trừ vấn đề này9.  
Theo số liệu khảo sát của the National Ambulatory Medical Care Survey (NAMCS) trên bệnh nhân ngọai trú của các bác sĩ không thuộc chính quyền liên bang tại Mỹ từ 1996-1999 cho thấy viêm da tiết  bã  là 5577171 đối tượng4 những số liệu thu thập đã phần nào cho thấy mức độ nhiều của bệnh tại Mỹ. Theo số liệu thống kê tại bệnh viện Da Liễu thì  tỷ lệ viêm da tiết bã trên lượt bệnh nhân đến khám bệnh da trong năm 2006 là 1.8% (7696/432510) và 9 tháng 2007 là 2.1% (7326/343571), đây là bệnh gây khó chịu cho bệnh nhân và cả bác sĩ do tỷ lệ tái phát cao và còn nhiều vấn đề bàn cải trong điều trị. Trên thế giới đã và đang có nhiều nghiên cứu về các lĩnh vực khác nhau của viêm da tiết bã để hiểu rõ hơn về căn nguyên của bệnh cũng như lựa chọn giải pháp điều trị tối ưu cho tình trạng này. Mục đích của nghiên cứu này nhằm xác định một số yếu tố nguy cơ liên quan đến tình trạng tái phát và độ nặng của viêm da tiết bã ở bệnh nhân đến khám tại khoa khám bệnh bệnh viện Da Liễu thành phố Hồ Chí Minh (BVDL Tp. HCM ), từ đó có thể giúp đề ra một số giải pháp nhằm hạn chế tái phát và độ nặng của bệnh.

II MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1. Mục tiêu tổng quát
Xác định một số yếu tố nguy cơ trong viêm da tiết bã và mối liên quan của các yếu tố này với tình trạng của bệnh
2. Mục tiêu chuyên biệt
-  dịch tể và lâm sàng của bệnh nhân viêm da tiết bã tại BVDL
- đặc tính ở bệnh nhân bị  tái phát viêm da tiết bã
- Mối liên hệ giữa một số yếu tố và số lần tái phát
- Mối liên hệ giữa một số yếu tố và tình trạng viêm da tiết bã

III ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1. Thiết kế nghiên cứu: Nghiên cứu mô tả cắt ngang.
2. Dân số nghiên cứu: Bệnh nhân bệnh da đến khám tại phòng khám dịch vụ của BVDL Tp. HCM từ tháng 5/07 đến 8/07.
3. Phương pháp chọn mẫu:
* Tiêu chuẩn chọn vào: Bệnh nhân viêm da tiết bã đến khám tại phòng khám dịch vụ của BVDL Tp. HCM đồng ý tham gia vào nghiên cứu và có khả năng nghe – hiểu – trả lời câu hỏi.
* Tiêu chuẩn loại:
Đối tượng không đồng ý tham gia nghiên cứu.
4. Phương pháp thu thập số liệu:
* Cách thu thập số liệu:
- Khám và chẩn đoán viêm da tiết bã dựa vào các dấu hiệu lâm sàng. (Thương tổn da màu trắng xám hoặc đỏ cam thường kèm với dát và sẩn tróc vảy bã hoặc trắng khô với kích thước khác nhau, bờ giới hạn khá rõ, mày dính và ở các nếp, trên da đầu thường gọi gàu. Hình tròn hoặc đa cung, rải rác ở mặt và thân, lan tỏa ở da đầu. ..)
- Độ nặng của viêm da tiết bả dựa vào lâm sàng: nhẹ (vảy ít, ở rìa da đầu); nặng (vảy lan rộng, dính cứng, thành mảng).
- Xét nghiệm: cạo tìm nấm ở da đầu, trên da
- Phỏng vấn trực tiếp đối tượng dựa vào bảng thu thập số liệu.
* Công cụ thu thập số liệu:
- Bảng thu thập số liệu: hỏi bệnh sử, khám lâm sàng và kết quả cạo tìm nấm ...
- Người thu thập số liệu: một số BS tại phòng khám dịch vụ BV Da Liễu Tp. HCM
5. Phương pháp xử lý và phân tích số liệu:
- Nhập và phân tích số liệu bằng phần mềm  SPSS version 11.0
- Test λ2  để kiểm định mức ý nghĩa thống kê của mối liên quan giữa các biến, với khoảng tin cậy 95% (CI 95%), và tính tỷ suất chênh (OR: Odds ratios).

IV KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
69 bệnh nhân VDTB đủ tiêu chuẩn được thu nhận tại khoa khám bệnh theo yêu cầu của Bệnh Viện Da Liễu (BVDL) từ tháng 5/07 đến 8/07, những bệnh nhân không được đưa vào nghiên cứu gồm những bệnh nhân không đủ tiêu chuẩn  và cả những bệnh nhân VDTB không do chúng tôi khám.
Bảng 1 cho thấy bệnh nhân nam chiếm đa số 66.7%, tuổi từ 14 – 78 tuổi, trung bình 36.9 tuổi, nghề nghiệp phân bố khá đồng đều giữa nhóm lao động chân tay (39.1%) và nhóm lao động trí óc (37.7%) và đa số sống tại thành phố (68.1%). 71% bệnh nhân VDTB tái phát, có người mới bị tái phát một lần có người bị nhiều lần, thậm chí trên 20 lần và thời gian bị VDTB cũng khác nhau từ vài tháng đến 12 năm, trung bình 2.4 năm, tháng khởi phát bệnh đầu tiên thường vào mùa mưa (từ tháng năm đến tháng mười). 15.9% bệnh nhân hiện tại có bệnh khác kèm theo nhưng không phải nhóm bệnh lý thần kinh, 4/5 bệnh nhân VDTB là thể nhẹ, chủ yếu thương tổn ở mặt và da đầu và 46.4% bệnh nhân ngứa nhiều. Tỷ lệ rất thấp (3.1%) bệnh nhân soi tìm nấm có M.furfur tại thương tổn.

Bảng 1: Đặc điểm dịch tể và lâm sàng của bệnh nhân viêm da tiết bã tại BVDL
Đặc tính
n
%
Giới tính
               Nam
               Nữ

46
23

66.7
33.3
Nghề nghiệp
                    Già, thất nghiệp
                    Lao động chân tay
                    Lao động trí óc

16
27
26

23.2
39.1
37.7
Địa chỉ
            Thành phố Hồ Chí Minh
            Tỉnh

47
22

68.1
31.9
Tháng khởi phát
                           Mùa nắng (tháng 11-4)
                           Mùa mưa (tháng 5-10)
                           Không nhớ

18
29
22

26.1
42
31.9
Lâm sàng
               Nhẹ
               Nặng

55
14

79.7
20.3
Vị trí thương tổn
                           Đầu và mặt
                           Mặt
                           Đầu, mặt và da
                           Mặt và tai
                           Đầu và tai
                           Đầu                        

27
16
15
7
2
2

39.1
23.2
21.7
10.1
2.9
2.9
Ngứa
          Không ngứa hoặc ít
          Nhiều

37
32

53.6
46.4
Cạo tìm nấm
                     Đầu (n= 46)
                     Da (n= 63)

0
2

0
3.1
Bệnh kèm theo (không phải bệnh lý thần kinh)
11
15.9
Tái phát viêm da tiết bả
49
71

Bảng 2 cho thấy đa số bệnh nhân tái phát vào mùa nắng (34.7%),  bệnh nhân bị tái nhiều nhất là khi độ ẩm, khí hậu thay đổi (42.9%), kế đến do chuyển mùa 32.7%, do stress 28.6% và do tình trạng mệt mỏi của cơ thể 24.5%. Ở đây chưa thấy bệnh nhân tái phát sau chấn thương, 18.8 % bệnh nhân tái phát khi đang dùng những lọai thuốc khác và yếu tố di chuyển đường xa hoặc đi du lịch trên bệnh nhân tái phát thấp (6.1%).

Bảng 2: Một số đặc tính ở bệnh nhân bị  tái phát viêm da tiết bã (n = 49*)
Đặc tính
n
%
Tổng trạng mệt mỏi
12
24.5
Thay đổi độ ẩm, khí hậu
21
42.9
Di chuyển đường xa, du lịch
3
6.1
Chuyển mùa
16
32.7
Chấn thương
0
0
Stress
14
28.6
Thuốc đang dùng
13
18.8
Tháng tái phát
                        Mùa nắng (tháng 11-4)
                        Mùa mưa (tháng 5-10)
                        Thường xuyên
                        Bất kỳ
                        Không nhớ

17
12
4
3
13

34.7
24.5
8.2
6.1
26.5
* Khảo sát trên những bệnh nhân bị tái phát trong những người thu nhận vào nghiên cứu

Khi khảo sát mối liên hệ giữa một số yếu tố về dịch tể và lâm sàng với tình trạng tái phát, bảng 3 cho thấy ở những người tái phát trên 5 lần thì nữ (80%) nhiều hơn nam (55.9%) nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê, giữa các nhóm tuổi tỷ lệ người tái phát trên 5 lần cũng không khác nhau giữa các nhóm và điều này cũng thấy trong yếu tố nghề nghiệp và địa chỉ. Khi xét yếu tố chuyển mùa thì thấy có sự khác biệt rõ giữa nhóm bị tái phát trên 5 lần (45.2%) với nhóm bị tái phát từ 5 lần trở xuống (11.1%) và sự khác biệt này có ý nghĩa thống kê (p< 0.05). Mặc dù các yếu tố tổng trạng mệt mỏi, thay đổi độ ẩm hoặc khí hậu, stress thấy ở nhóm tái phát trên 5 lần bị ảnh hưởng nhiều hơn so với nhóm tái phát từ 5 lần trở xuống nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê. Giữa hai nhóm tái phát ít và nhiều không có khác nhau về ảnh hưởng của các yếu tố như di chuyển đường xa, đi du lịch và thuốc đang dùng.



Bảng 3: Mối liên hệ giữa một số yếu tố và số lần tái phát (n = 49*)
Yếu tố
Tái phát > 5 lần
Tái phát ≤ 5 lần
P
OR
95% CI
n
%
n
%
Phái
          Nam
          Nữ

19
12

55.9
80



0.107



Tuổi
            14 – 24
            25 – 35
            35 – 45
             > 45

10
11
3
7

71.4
68.8
42.9
58.3


0.575


Nghề nghiệp
       Già, thất nghiệp
       Lao động chân tay
       Lao động trí óc

7
12
12

70
63.2
60


0.866


Địa chỉ
              TP. HCM          
              Tỉnh

19
12

61.3
66.7


0.707


Tổng trạng mệt mỏi
10
32.3
2
11.1
0.097


Thay đổi độ ẩm, khí hậu
15
48.4
6
33.3
0.305


Di chuyển đường xa, du lịch
2
6.5
1
5.6
0.9


Chuyển mùa
14
45.2
2
11.1
0.014
6.59
1.3 -33.7
Stress
10
32.3
4
22.2
0.453


Thuốc đang dùng
6
19.4
4
22.2
0.810


* Khảo sát trên những bệnh nhân bị tái phát trong những người thu nhận vào nghiên cứu

Nghiên cứu này cho thấy tình trạng VDTB nặng xảy ra ở nữ nhiều hơn nam, nhóm tuổi từ 25 – 35 tuổi bị VDTB nặng nhiều nhất (31.6%), và điều này cũng thấy ở bệnh nhân lao động chân tay và bệnh nhân ở tỉnh. Mặc dù tình trạng VDTB nặng nhiều nhất ở những nhóm bệnh nhân này nhưng sự khác biệt này không có ý nghĩa thống kê (p>0.05), điều này thấy trong bảng 4. Bảng 4 cũng cho thấy yếu tố chuyển mùa và stress trong nhóm bệnh nặng bị ảnh hưởng nhiều hơn so với nhóm bệnh nhẹ nhưng sự khác biệt này cũng không có ý nghĩa thống kê. Những yếu tố khác như tình trạng tái phát, tổng trạng mệt mỏi, thay đổi độ ẩm hoặc khí hậu, di chuyển đường xa và đi du lịch không có ảnh hưởng khác nhau giữa hai nhóm bệnh nặng và nhẹ.




Bảng 4: Mối liên hệ giữa một số yếu tố và tình trạng viêm da tiết bã (n=69)
Yếu tố
VDTB nặng
VDTB nhẹ
p
n
%
n
%
Phái
          Nam
          Nữ

7
7

15.2
30.4


0.138
Tuổi
            14 – 24
            25 – 35
            35 – 45
             > 45

4
6
2
2

22.2
31.6
13.3
11.8


0.432
Nghề nghiệp
       Già, thất nghiệp
       Lao động chân tay
       Lao động trí óc

3
7
4

18.8
25.9
15.4


0.625
Địa chỉ
              TP. HCM           
              Tỉnh

8
6

17
27.3


0.324
Tái phát
11
78.6
38
69.1
0.485
Tổng trạng mệt mỏi
3
27.3
9
23.7
0.807
Thay đổi độ ẩm, khí hậu
5
45.5
16
42.1
0.843
Di chuyển đường xa, du lịch
1
9.1
2
5.3
0.641
Chuyển mùa
5
45.5
11
28.9
0.304
Stress
4
36.4
10
26.3
0.516
Thuốc đang dùng
2
18.2
8
21.1
0.385

V BÀN LUẬN và KẾT LUẬN
Điều chính yếu tìm thấy trong nghiên cứu này là có mối liên hệ giữa yếu tố chuyển mùa và số lần tái phát, bệnh nhân càng tái phát nhiều lần thì ảnh hưởng của yếu tố chuyển mùa càng rõ. Những người tái phát trên 5 lần, thì nguy cơ tái phát khi chuyển mùa của những người này cao gấp 6.6 lần so với những người bị tái phát từ 5 lần trở xuống. Điều này cũng thấy trong nghiên cứu của Aditya Gupta khi ông nghiên cứu về dịch tể VDTB tại Mỹ4 và trong một bài báo khác của Aditya K. Gupta và cộng sự cũng ghi nhận bệnh xuất hiện ảnh hưởng bởi mùa như thương tổn xấu đi trong suốt mùa đông ngược lại ánh nắng mặt trời dường như cải thiện các biểu hiện lâm sàng của bệnh1.
Ngòai ra nghiên cứu còn cho thấy nam bị VDTB nhiều gấp 2 lần nữ, điều này cũng phù hợp với y văn có thể do ảnh hưởng của androgen lên đơn vị nang lông tuyến bã3
Nguyên nhân VDTB chưa biết, nhưng có nhiều yếu tố được đưa ra có thể đóng góp vào sự phát triển của rối lọan này, trong đó yếu tố nấm men Malassezia xem như đi kèm với bệnh chứ không đóng vai trò gây bệnh như trong lang ben3. Trong nghiên cứu này tỷ lệ M.furfur rất thấp 3.1%, do chúng tôi chỉ soi tươi không cấy. Malassezia có 9 chủng khác nhau và phân bố cũng không giống nhau trên các vùng của cơ thể cũng như trong các bệnh khác nhau và còn tùy thuộc chất lượng của cấy, mặc khác với mẫu nhỏ nên nghiên cứu này chưa nói lên được điều gì về mối liên hệ của nấm men Malassezia với tình trạng viêm da tiết bã.
Nghiên cứu này còn nhiều hạn chế, thứ nhất mẫu quá nhỏ nên một số bệnh khác đi kèm với viêm da tiết bã như bệnh Parkinson, tổn thương cột sống5 chưa phát hiện trong nghiên cứu này. Mặt khác một số yếu tố như tổng trạng mệt mỏi, thay đổi độ ẩm hoặc khí hậu và stress thấy có ảnh hưởng khác nhau giữa hai nhóm tái phát trên 5 lần và tái phát từ 5 lần trở xuống nhưng mẫu nhỏ nên chưa thấy được sự khác biệt có ý nghĩa giữa 2 nhóm này.
Thứ hai là một số thông tin ghi nhận trong bảng thu thập số liệu có tính chủ quan, lại chỉ tập trung trong một số nhỏ bệnh nhân nên chưa có tính đại diện cho tình trạng viêm da tiết bả tại thành phố Hồ Chí Minh.
Mặc dù có những hạn chế trên nhưng nghiên cứu này cũng cho thấy nam bị nhiều hơn nữ và yếu tố chuyển mùa ảnh hưởng nhiều đến tình trạng tái phát của bệnh nhân. Viêm da tiết bã, gàu ảnh hưởng đến bề ngòai của bệnh nhân gây cho họ không ít mặc cảm và phần nào mất tự tin trong công việc và tự nó cũng tạo ra một stress mới và tạo thuận lợi cho viêm da tiết bã tái phát. Khi chuyển mùa có thể có một số thay đổi về tình trạng miễn dịch, dinh dưỡng, môi trường và lối sống nên ở thời điểm này bệnh nhân hay bị tái phát càng dễ tái phát hơn. Từ đó trong điều trị viêm da tiết bã ngoài những can thiệp về thuốc chúng ta cần tham vấn để bệnh nhân hiểu biết rõ về VDTB và tự họ có thể điều chỉnh phần nào để tránh những xáo trộn về dinh duỡng, lối sống, tình trạng miễn dịch khi chuyển mùa.
Viêm da tiết  bã  là bệnh mạn tính và phổ biến, ảnh hưởng từ 2% - 10% ở người lớn, chủ yếu từ 20 – 50 tuổi, họ là những lao động chính của xã hội nên cũng là một vấn đề mà xã hội quan tâm. Căn nguyên chưa biết rõ nên việc điều trị còn gặp khó khăn, đặc biệt hay tái phát nên nhiều yếu tố đã được nghiên cứu để tìm những yếu tố nào có thể tăng khả năng tiên đóan của bệnh. Trong nghiên cứu này cho thấy yếu tố chuyển mùa làm tăng nguy cơ tái phát VDTB của những người hay tái phát. Chúng tôi hy vọng tương lai sẽ nghiên cứu với cở mẫu lớn hơn và chi tiết hơn để có thể thấy thêm một số mối liên hệ khác trên bệnh nhân viêm da tiết bã tại thành phố Hồ Chí Minh giúp có thể hạn chế tình trạng tái phát.

Cảm ơn
Các tác giả chân thành cảm ơn Khoa khám  bệnh, phòng Kế Hoạch Tổng hợp và Khoa Xét Nghiệm của Bệnh Viện Da Liễu Tp. HCM, đã giúp đở và cung cấp số liệu cho chúng tôi trong nghiên cứu này.
Các tác giả chân thành cảm ơn phòng nghiệp vụ Y  Sở Y Tế Tp. HCM và Ban Giám Đốc Bệnh Viện Da Liễu Tp. HCM đã hỗ trợ kinh phí để thực hiện nghiên cứu này.

TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Aditya K. Gupta, Roma Batra,. Dawson Skin diseases associated with Malassezia species. J Am Acad Dermatol 2004;51:785-98
2. A.K. Gupta, K. Nicol and R. Batra, Role of antifungal agents in the treatment of seborrheic dermatitis, Am J Clin Dermatol 5 (2004), pp. 417–422.
3. AK Gupta, R Bluhm. Seborrheic dermatitis JEADV 2004; 18: 13-26.
4. Aditya K. Gupta. Epidemiology of seborrheic dermatitis as observed from the National Ambulatory Medical Care Survey 1990-1999. J Am Acad Dermatol 2007;52 (3), Supplement 1, March 2005, Page P103
5. C.L. Wilson and M. Walshe, Incidence of seborrhoeic dermatitis in spinal injury patients. Br J Dermatol 119 (1988), p. s48

6. Erin M. Warshaw, Ross Jon Wohlhuter, An Liu, Sarah A. Zeller, Rachel A. Wenner, Sacharitha Bowers, Julie C. Schultz, H. Irving Katz, Calogera L. McCormick and Anne Parneix-Spake. Results of a randomized, double-blind, vehicle-controlled efficacy trial of pimecrolimus cream 1% for the treatment of moderate to severe facial seborrheic dermatitis, J Am Acad Dermatol 2007;57:257-64
7. M.E. Parry and G.R. Sharpe, Seborrheic dermatitis is not caused by an altered immune response to Malassezia yeast, Br J Dermatol 139 (1998), pp. 254–263.
8. N.C. Cowley, P.M. Farr and S. Shuster, The permissive effect of sebum in seborrheic dermatitis: an explanation of the rash in neurological disorders, Br J Dermatol 122 (1990), pp. 71–76
9. PechereM, KrischerJ, RemondatC, et al. Malassezia spp. carriage in patients with seborrhoeic dermatitis. J Dermatol 1999; 26: 558–561.
10. R.J. Hay and R.A. Graham-Brown, Dandruff and seborrheic dermatitis: causes and management, Clin Exp Dermatol 22 (1997), pp. 3–6.
11. S.H. Mirza, M.A. Khan and M. Ahsan-ul-Haq, Role of Malassezia yeast (pityrosporum) in seborrheic dermatitis (sd), J Coll Physicians Surg Pak 15 (2005), pp. 771–773.
12. Fitzpatrick’s. Color atlas & Synopsis of Clinical Dermatology; p .49-51

1 nhận xét: